Lễ cất nóc nhà thờ họ – một nghi lễ không thể thiếu trong việc hoàn thành việc xây dựng nhà thờ theo phong tục Việt Nam. Hãy cùng đọc để biết thêm về khâu chuẩn bị và các bước thực hiện trong nghi lễ này nhé!
1. Nghi lễ cất nóc nhà thờ họ
Lễ cất nóc (hay còn là lễ Thượng Lương) chính là ngày gia tộc đặt thanh giữa của nóc nhà lên phần mái dốc có kèo. “Thượng” có ý nghĩa là phía trên, trong khi “Lương” hiểu là xà của nhà thờ. Điều này đơn giản như việc đưa thanh giữa của mái nhà lên vị trí chính giữa, đóng vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng và làm đẹp ngôi nhà thờ dòng họ.
Đây được coi là một nghi lễ quan trọng không thể thiếu trong quá trình xây dựng nhà thờ họ. Nó không chỉ mang ý nghĩa về mặt tâm linh và còn mang ý nghĩa về mặt văn hóa truyền thống của các dòng tộc Việt Nam.
2. Cất nóc nhà thờ họ có quan trọng không?
Việc cất nóc nhà thờ họ có quan trọng không? Có bắt buộc thực hiện không? Thực tế không ai bắt ai phải thực hiện theo nghi lễ này. Tuy nhiên, việc cất nóc nhà thờ họ vốn được coi là quan trọng và được truyền từ đời này qua đời khác cho đến nay con cháu vẫn thực hiện. Bởi con người ta có lòng tin rằng việc này đảm bảo sự thuận lợi cho việc xây dựng mà còn mang theo những ý nghĩa phong thủy, với hy vọng rằng nghi lễ cất nóc nhà thờ họ sẽ góp phần mang lại hạnh phúc, sự thoải mái và yên bình cho gia đình trong dòng tộc.
Lễ cất nóc nhà thường được tổ chức một cách trang trọng, là dịp để thông báo với tổ tiên sự tiến triển trong xây dựng nhà thờ mới để cúng bái sau này. Lễ cất nóc nhà thờ họ được chọn ngày kỹ càng và được con cháu trong dòng họ chuẩn bị rất chu đáo và đủ đầy.
*** Xem thêm tại: Tổng hợp bản vẽ thiết kế nhà thờ họ 2 tầng đẹp
3. Chuẩn bị và nghi lễ chủ yếu trong lễ cất nóc
Dưới đây là những điều cần chuẩn bị và nghi lễ chủ yếu trong lễ cất nóc nhà thờ họ mà mỗi gia chủ trong dòng họ cần nắm rõ để thực hiện cho đúng.
3.1. Chọn ngày lành, tháng tốt
Cũng như bao nghi lễ khác, không thể tiện đâu chọn đấy. Việc cất nóc nhà thờ họ cần được chọn kỹ ngày bởi theo quan niệm phong thủy người Việt Nam ta, chọn ngày lành tháng tốt sẽ giúp cho con cháu thuận lợi, làm ăn may mắn và cuộc sống bình an, suôn sẻ.
Mỗi dòng họ thường có ngày đại kỵ (vậy nên cần tự tránh ngày đại kỵ đó ra nhé). Đồng thời cùng tìm hiểu thêm về thời gian nên và không nên cất nóc nhà thờ họ dưới đây:
- Các ngày 3, 7, 13, 18, 22, 27 (âm lịch) – gọi là ngày tam nương.
- Các ngày 5, 14, 23 (âm lịch) – ngày thọ tử đại kỵ và xấu.
- Các ngày 13/1, 11/2, 9/3, 7/4, 5/5, 3/6, 8 và 29/7, 27/8, 25/9, 23/10, 21/11, 19/12 (âm lịch).
Những ngày này dòng họ nên lưu ý tránh thực hiện nghi lễ vì theo phong thủy sẽ đem đến điều không may mắn cho dòng tộc.
Ngày 1, 2, 4, 6, 10, 12, 15, 16, 17, 20, 24, 26, 28, 30 (âm lịch) đây là những ngày tốt thường diễn ra những dịp lễ quan trọng, tham khảo trong lễ cất nóc.
3.2. Lễ cúng cất nóc nhà thờ họ
Nghi lễ diễn ra không thể thiếu đi những mâm cúng và dụng cụ như:
- 01 con gà, 01 đĩa xôi hoặc bánh chưng.
- 01 bát nước, 01 đĩa muối, 01 bát gạo.
- 01 bộ đinh vàng hoa.
- 01 bộ quần áo Quan Thần Linh: Quần áo, mũ.
- Rượu trắng.
- Thuốc lá, chè khô
- 05 lễ giấy vàng tiền.
- 05 oản đỏ.
- 05 quả cau, 05 lá trầu.
- Mâm ngũ quả (5 loại quả khác nhau).
- 09 bông hoa hồng đỏ…
Tùy vào phong tục từng miền, sẽ loại bỏ hoặc thêm một số đồ cúng sao cho phù hợp và đúng ý nghĩa dòng họ mong muốn. Ngoài ra, văn khấn là điều không thể thiếu trong nghi lễ này. Trong văn khấn bao gồm những nội dung: Thưa gửi thần linh đất, trời và ông bà tổ tiên; báo cáo thực hiện nghi lễ; bày tỏ nguyện vọng và cầu mong của con cháu và cuối cùng là lời cảm ơn thành tâm.
*** Xem thêm tại: Sân nhà thờ họ nên trồng cây gì?
4. Một số lưu ý cần biết
Một số lưu ý cần biết trong quá trình thực hiện nghi lễ cất nóc nhà thờ họ mà gia chủ cần nắm rõ:
- Con cháu tham dự hợp cung mệnh và tuổi: Nghi lễ không yêu cầu toàn bộ con cháu có mặt, vậy nên nên xem xét người hợp tuổi. Điều này giúp tạo thêm sức mạnh tích cực và may mắn.
- Tránh hướng góc đình, miếu, ao hồ: Không nên xây phần mái nhà thờ họ quay về hướng góc đình, miếu, hay góc ao hồ, theo quan điểm phong thủy, để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và vận may của con cháu.
- Hướng mái về hướng Nam: Đổ mái nhà nên để phần mái hướng về phía Nam, và phần đỉnh kéo từ hướng Đông sang Tây sẽ là tốt nhất. Điều này giúp tối ưu hóa ánh sáng và nhiệt độ, tạo ra không gian thoải mái.
- Chú ý đến điểm góc mái: Điểm góc mái là điểm xung yếu nhất của nhà thờ. Cần chú ý và đảm bảo rằng nó được xây dựng chắc chắn, vững vàng để ngôi nhà thờ luôn an toàn.
MỘT SỐ MẪU THIẾT KẾ NHÀ THỜ HỌ ĐỘC ĐÁO
Trên đây là những thông tin cơ bản về lễ cất nóc nhà thờ họ mà mọi người nên biết. Nếu anh/ chị cần tư vấn thêm về thi công và thiết kế nhà thờ họ hãy liên hệ với Vietnamarch để nhận được tư vấn từ đội ngũ chuyên nghiệp.
Vietnamarch Chuyên gia phòng thờ – Hotline: 0904.202.880