Lễ tạ mộ là ngày lễ truyền thống, được diễn ra hàng năm và được coi trọng ở nhiều địa phương. Đây là dịp con cháu xum họp và thăm viếng mộ của ông bà tổ tiên. Hãy cũng tìm hiểu thêm về “Lễ tạ mộ” – văn hóa của Việt Nam ta.
1.Lễ tạ mộ là gì?
Lễ tạ mộ (nhiều địa phương có tên gọi là chạp mả) là một dịp lễ diễn ra thường kỳ mỗi năm. Đây cũng là dịp lễ con cháu thể hiện lòng biết ơn đến ông bà tổ tiên và đây là dịp con cháu đến tu sửa lại ngôi mộ cho ông bà đã khuất. Lễ tạ mộ có những nghi thức bày lễ, cúng bái và cầu mong cho con cháu sức khỏe, thành đạt, sung túc, bình an,… trong cuộc sống.
2. Thời gian và nghi thức chủ yếu trong lễ tạ mộ
2.1 Thời gian diễn ra
Lễ tạ mộ thường diễn ra trước hoặc sau dịp Tết hàng năm (tùy vào phong tục của dòng họ, thường theo phong tục tại địa phương). Đây vốn là phong tục diễn ra từ đời này qua đời khác. Ở một số địa phương, họ tổ chức lễ tạ mộ trước Tết. Họ quan niệm, đây là dịp đến thăm, dọn lại nhà cửa (nơi chôn cất) cho ông bà và đón ông bà trở về nhà ăn Tết cùng con cháu. Thường sẽ được thực hiện sau ngày ông Công ông Táo lên chầu Thiên tức 23 tháng Chạp đến chiều 30 Tết hoặc chiều 29 Tết nếu là tháng thiếu.
Còn một số địa phương khác tổ chức lễ tạ mộ sau dịp Tết. Sau tết trước khi vào vụ trồng lúa, trồng rừng khi cây cối bắt đầu phát triển họ lên thăm, dọn dẹp nhà ông bà cụ và cầu mong cho một năm an bội thu, bình an. Đây cũng là dịp đầu năm con cháu trong dòng họ được dịp họp mặt đầu năm với tinh thần phấn khởi, hạnh phúc.
*** Xem thêm tại: Ý nghĩa cuốn thư đá nhà thờ họ trong Văn hóa Việt Nam
2.2 Những nghi thức chủ yếu trong lễ tạ mộ
Dù diễn tra trong thời gian nào thì dịp lễ tạ mộ là dịp con cháu tụ họp đông đủ nhất trong năm. Đông đủ từ ông bà, bố mẹ, con cháu anh chị em dù đi làm xa đều trở về viếng mộ. Hoạt động của lễ tạ mộ diễn ra ngoài trời (nơi chôn cất thi hài các cụ của dòng tộc – cũng thường 1 khu vực chung).
Thường trước ngày đem đồ lễ đến cúng dòng họ sẽ cử một vài con cháu đến để tu sửa và quét dọn trước một hoặc hai ngày. Tuy nhiên, cũng có dòng họ con cháu đến cúng và dọn dẹp khuôn viên thờ cúng luôn trong một ngày duy nhất – chính là ngày lễ tạ mộ. Việc dọn dẹp khuôn viên cho những ngôi mộ thể hiện lòng thành, quan tâm và tôn trọng đến với thế hệ trước.
Mâm cỗ trong lễ tạ mộ đa dạng và hấp dẫn, tuy nhiên thường không thể thiếu một số món văn và đồ vật như: 01 con gà, 01 đĩa xôi, thịa cá, chai rượu, tiền vàng (bằng giấy). Ngoài ra, tùy từng địa phương và điều kiện gia đình có thêm hoa tươi, bánh kẹo, hoa quả,… Đặc biệt ngày nay kinh tế phát triển con cháu làm ăn thuận lợi đồ cúng trong lễ tạ mộ ngày càng đa dạng.
Dù gia đình có điều kiện hay gia đình bình thường cũng sẽ sửa soạn đồ cúng đầy đủ nhất thể hiện tấm lòng con cháu với ông bà tổ tiên. Và nên có đầy đủ đồ cúng cho 1 mâm cúng chọn vẹn, gia đình sẽ sung túc và may mắn hơn. Trong lễ cúng, đại diện dòng họ (bác trường họ, những ông bà lớn tuổi) thường sẽ có một bài cúng như một cuộc trò chuyện và bày tỏ lời cảm ơn tổ tiên đã phù hộ 1 năm qua và mong muốn tiếp tục phù hộ cho một năm mới khởi sắc.
Cuối buổi lễ tạ mộ, thường con cháu sẽ bày hết đồ ăn đem đi cúng lễ cùng ngồi lại quây quần ăn uống, chia sẻ cùng nhau. Chào đón một năm mới với nhiều may mắn và tốt đẹp.
*** Xem thêm tại: Sân nhà thờ họ nên trồng cây gì?
3. Ý nghĩa của lễ tạ mộ
Dịp lễ tạ mộ diễn ra hàng năm. Là dịp con cháu quay trở lại thăm ông bà tổ tiên. Mang ý nghĩa về giá trị và truyền thống con người Việt Nam ta, truyền thống “uống nước nhớ ngồi”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây.Đồng thời, nó còn mang giá trị tâm linh, tạ ơn tôn thần cai quản tại khu mộ của gia đình đã phù trì cho linh cốt, vong linh gia tiên được bền vững, an ổn và phù hộ cho con cháu. Đặc biệt, đây là dịp gắn kết con cháu trong dòng họ. Dù đi làm ăn xa hay bận việc, đến ngày lễ tạ mộ con cháu lại quay về đông đủ, han huyên và tâm sự.
MỘT SỐ MẪU THIẾT KẾ LĂNG MỘ ĐẸP
Bài viết được biên tập từ đội ngũ nhân viên Vietnamarch- Đơn vị thiết kế và thi công nhà thờ hàng đầu Việt Nam.
Vietnamarch – Đơn vị thiết kế nhà thờ, từ đường uy tín: 0918.248.297