Theo phong tục từ xưa đến nay, mỗi dòng họ đề thực hiện một nghi lễ lớn gọi là lễ tế tổ nhà thờ họ. Lễ tế tổ nhà thờ họ khác với các nghi lễ giỗ, cúng, bái,… đây là một dịp lễ riêng và thường các dòng họ tổ chức với quy mô khá lớn. Nhân dịp này con cháu thể hiện sự biết ơn, lòng thành kính với bậc cha ông đã khuất. Đồng thời cầu mong những điều lành cho con cháu.
Bài viết đưới đây sẽ giúp bạn đọc hình dung một lễ tế nhà thờ họ được tổ chức ra sao và diễn ra như thế nào cùng một số lưu ý đặc biệt.
1. Lễ tế tổ nhà thờ họ diễn ra vào thời gian nào
Thường các dịp lễ tế tổ được tổ chức và chọn những ngày tốt, dân gian thường lưu truyền “ngày lành tháng tốt” làm những điều quan trọng như lễ, đám cưới, đám hỏi,… Bởi vậy dịp lễ tế tổ quan trọng cũng chọn những ngày tốt thực hiện.
Tuy nhiên, mỗi dòng họ thường sẽ có những ngày “kỵ”. Những ngày lễ hay ngày trọng đại con cháu trong dòng họ tránh những ngày đại kỵ đó vì sẽ dẫn đến những điều không hay (theo quan niệm xưa).
Thời gian được các dòng tộc lựa chọn làm lễ tế tổ rơi vào các tháng đầu năm, đặc biệt là tháng giêng. Những tháng đầu năm là biểu tượng cho một khởi đầu mới, may mắn hơn. Các dòng họ cũng thường lựa chọn ngày mùng 1 hay rằm thực hiện nghi lễ.
Xem thêm tại: Những kiêng kỵ khi xây nhà thờ họ nhất định phải biết!
2. Nghi thức trong ngày lễ
2.1 Nghi thức chung
Sau khi chọn được ngày lành tháng tốt, con cháu trong dòng họ sẽ thực hiện nghi lễ hoàn chỉnh. Thường sẽ có 3 phần:
Phần một, lễ tế phía ngoài Trời – Đất – Thần – Thánh. Đây là phần tế để xin phép các vị thần linh cho gia tiên con cháu dòng họ được hưởng phúc lộc, làm ăn thuận lợi, kinh doanh phát đạt, trồng cấy được mùa màng bội thu, học hành tấn tới,…
Phần hai, là lễ tế và cầu diều cho vong linh người đã khuất của dòng tộc (gồm cả người mất vì tuổi già, người mất vì yểu mệnh). ở đây, cầu cho những vong linh ông bà cụ thanh thản, đủ đầy đồng thời dâng lên những vật lễ con cháu làm ăn trong năm qua và xin được phù hộ cho năm tới. Còn những vong linh đã khuất khi tuổi còn nhỏ hoặc thanh niên, lễ sẽ cầu siêu cho vong linh đó, gửi những đồ dùng và những thứ cần thiết cho cuộc sống nơi thế giới khác.
Phần ba, lễ giải hạn cho con cháu trong gia tộc. Hàng năm con cháu có thể gặp phải hạn như: cốc lâu (hạn lớn), đào hoa (những người chưa có gia đình mà khó có người yêu, cần cắt lạng – phong tục này thường thấy ở vùng núi phía bắc), hạn đi đường (dễ xảy ra tai nạn),…. (tùy mỗi địa phương sẽ có những tên gọi khác nhau).
2.2 Trình tự cúng lễ
Trình tự này được diễn ra khoảng vài ngày (tùy địa phương và gia tộc). thường gồm những nội dung:
Đầu tiên, phần Yết lễ: (lễ yết cáo thần linh, yết cáo tổ tiên): Tộc trưởng phải dâng lễ cầu xin Hoàng thiên Hậu thổ, Thành hoàng bản xứ, thổ công hà bá cho phép gia tiên được về vào tối hôm trước. Và sẽ đại diện xin phép Tổ tiên được tổ chức sự kiện vào ngày hôm sau.Tế lễ: Ngày hôm sau, tất cả con cháu sẽ tham gia lễ tế chung. Đây là phần chiếm nhiều thời gian và nhiều nghi thức nhất. Cuối cùng cầu an và cầu siêu: Đến đêm thì dâng lễ trai đàn ngoài trời cầu siêu độ cho vong linh tiên tổ và cầu an giải hạn cho toàn thể mọi người trong gia tộc.
Xem thêm tại: Những kiêng kỵ khi xây nhà thờ họ nhất định phải biết!
3. Một số lưu ý thực hiện và tham gia lễ tế tổ
Hiện nay, trong thế giới hiện đại con cháu thường ủy nhiệm cho sư thầy, thấy cúng, bà then… (tùy vùng miền) để đứng ra xin và thực hiện nghi lễ. Một số dòng họ vẫn sẽ có người trưởng tộc thực hiện nghi thức.
3.1 Bày trí mâm cỗ
Bày trí mâm cỗ thường có: linh điện, thượng điện, trung điện và hạ điện.Phần linh điện: thường sẽ chỉ có hương, đèn, hoa, quả, nước để bày trí. Còn về phần thượng điện – trung điện – hạ điện đầy đủ đồ hơn. Trên hương án thì bày hương, đăng, hoa, quả, xôi, chè, trà, rượu, tiền vàng, trầu cau…
Phía trước điện thờ thường sẽ bày ba cái bàn, ý nghĩa tương ứng với ba cấp thượng – trung – hạ trên điện thờ. Thứ tự kê bàn từ cao xuống thấp (lần lượt thượng – trung – hạ). Thường trên bàn cúng sẽ là cỗ mặn, 9 món. Lựa chọn màu sắc món ăn phải hội tụ đủ ngũ sắc tượng trưng cho ngũ hành (vàng – trắng – đen – xanh – đỏ). Về phần vong điện: là một mâm cỗ đủ mặn, ngọt, thêm gạo muối, tiền vàng, bánh kẹo, âm binh xanh đỏ đủ màu.
3.2 Một số lưu ý khi tham gia lễ tế tổ
Lễ tế tổ là một dịp lễ trang trọng con cháu tham gia cần ăn mặc chỉn chu, lịch sự và kín đáo. Nam tránh mặc quần sooc hay áo ba lỗ, đi dép tông. Nữ tránh việc sử dụng trang phục là những chiếc váy ngắn qua gối, đầu tóc không rũ rượi hay xuề xòa,…
Cần chú ý và lắng nghe trong suốt quá trình diễn ra buổi lễ, không cười đùa cợt nhả bởi đây là dịp lễ cầu may, xếp vào những dịp lễ trang trọng của dòng họ. Ngoài ra, nếu bạn còn những câu hỏi hay muốn nhận được tư vấn vui lòng liên hệ Vietnamarch theo hotline:
Vietnamarch – Đơn vị thiết kế nhà thờ, từ đường uy tín: 0918.248.297